Vỗ rung long đờm là phương pháp đẩy đờm ở phổi gây ho ở trẻ em, hỗ trợ chữa các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Thông thường trẻ từ 0 tháng tuổi đã có thể sử dụng biện pháp vỗ rung đờm. Song phải có tư thế và kỹ thuật đúng để không làm tổn thương đến trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng thrifttrader.org tìm hiểu cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh theo đúng tư thế và kỹ thuật nhé.
Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh theo đúng tư thế
Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm virus gây viêm hô hấp, có thể gây viêm phổi rất nhanh, nhất là với trẻ dưới 2 tuổi. Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh, trẻ lớn có phản xạ ho để tống đờm ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên trẻ sơ sinh chưa hình thành được khả năng này. Nếu tình trạng suy hô hấp kéo dài, có thể tắc đờm gây suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Có nhiều tư thế vỗ rung đờm, tùy theo cân nặng, độ tuổi của bé để chọn được tư thế vỗ rung đờm hợp lý nhất nhé.
- Với em bé dưới 2 tháng tuổi: bố mẹ có thể đặt em bé trên một cánh tay. Toàn bộ bàn tay đỡ lấy ngực bé, đầu bé hơi cúi xuống. Như vậy, đờm có thể phun ra ngoài. Không dùng cách này cho em bé lớn hoặc người có lực tay yếu vì dễ làm ngã bé.
- Với em bé ngoan chưa thể ngồi vững: bố mẹ có thể em bé nằm nghiêng. Đây được xem là tư thế vỗ long đờm tốt nhất đối với trẻ. Tuyệt đối không đặt bé nằm ngửa vì khi đờm long ra, bé có thể sẽ bị sặc.
- Ngoài ra, còn có 2 cách khác nữa: đặt em bé lên vai, cằm tựa vào vai chúng ta và giữ bé ở tư thế ngồi.

Nhìn chung, dù bất kỳ tư thế nào cũng cần nhớ phải chỉnh sửa để khi vỗ rung, đờm long ra phải được đưa ra ngoài. Tránh trường hợp đờm lạc vào đường thở gây sặc, khó thở cho bé. Bên cạnh đó, nên để mặt bé hướng vào người vỗ hoặc phải có người quan sát, tránh trường hợp khi vỗ mặt bé tím tái, khó thở.
Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh theo đúng kỹ thuật
Sau khi chuẩn bị tư thế đúng, thrifttrader sẽ tiếp tục hướng dẫn vỗ rung đờm cho bé sơ sinh theo đúng kỹ thuật. Nào, xem ngay các kỹ thuật đó là gì nhé.
- Bàn tay: chụm tất cả ngón tay vào nhau sao cho không có kẽ hở. Bàn tay đúng kỹ thuật khi vỗ vào lưng bé sẽ tạo ra lực tác động vừa phải. Lực vừa đủ để đờm bé long ra vừa không làm đau hoặc tổn thương xương của bé.

- Chỉ vỗ rung bằng lực cổ tay: Tuyệt đối cánh tay không được cử động. Bước này nên được tập dượt trước khi tiến hành vỗ rung đờm cho bé sơ sinh.
- Vỗ từ dưới vỗ lên, tức là vỗ vị trí gần phổi vỗ dần lên nách. Như vậy có thể tác động tới đờm từ sâu bên trong, đồng thời cũng dẫn đờm từ bên dưới lên trên.
- Sau khi vỗ rung bên phải, tiến hành lật bé sang trái. Tiến hành theo đúng kỹ thuật vỗ và đúng cách vỗ từ dưới lên trên. Bạn có thể duy trì vỗ như vậy từ 5 đến 10 phút.
- Với em bé quá nhỏ, ta có thể đặt em bé lên cánh tay và người bế bé ở tư thế ngồi. Đầu gối làm điểm trợ lực cho cánh tay.
- Đặt tay ôm lấy ngực trẻ, tránh đặt gần cổ. Vì đôi khi phản xạ tự nhiên và giữ chặt khi bé có dấu hiệu quấy khóc sẽ ảnh hưởng đến đường thở.

Lưu ý khi vỗ rung đờm cho bé sơ sinh
Trong khi vỗ rung đờm, bố mẹ cũng nên chú ý một số điều sau để quá trình vỗ rung đạt hiệu quả tốt nhất.
- Thời gian vỗ đờm: vào buổi snags hoặc sau khi ăn khoảng 1h
- Tháo tất cả các phụ kiện trang sức trước khi vỗ rung long đờm để tránh tổn thương đến da của bé.
- Vệ sinh tay thật sạch sẽ trước và sau khi tiến hành vỗ rung
- Đồng thời, khi em bé có dấu hiệu ho, khò khè nên cho em bé uống thêm nước (đối với trẻ trên 6 tháng) hoặc tăng tần suất bú mẹ (với trẻ dưới 6 tháng) để làm loãng đờm.
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, xin mời tham khảo ngay video mà chúng tôi chia sẻ chi tiết dưới đây nhé!
Với cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh theo đúng tư thế và kỹ thuật như trên, thrifttrader.org hy vọng bố mẹ đã có thể tự vỗ rung cho bé tại nhà. Xin lưu ý làm đúng theo bài viết để tránh làm tổn thương đến nội tạng hoặc xương của trẻ. Chia sẻ bài viết để thêm người người biết đến cách vỗ rung đờm cho em bé.
Vỗ rung sai cách rồi
Vỗ mà x tận bụng dưới thế nguy hiểm quá
Rửa đúng cách phải để cho bé khóc há miệng ra nước muối mới không xuống họng bé không bị sặc nhé. Rửa vậy nguy hiểm quá.
k cho bé há miệng thì lúc bơm nước muối và đờm ra thì bé thở kiểu j ạ. như vậy bé chỉ có 1 đường thở bằng mũi con lại rít lại con dễ bị sặc
Cách rửa mũi và vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh đúng cách
Cho e hỏi nếu bé ra đờm bằng mũi thì bé có bị ngạt thở ko ạ